Dưới đây là những kinh nghiệm “xương máu” khi làm tủ bếp được Nội thất Phú Hưng đúc kết sau quá trình làm hàng ngàn tủ bếp cho khách hàng. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những kinh nghiệm làm tủ bếp vừa đẹp – chất lượng và tối ưu chi phí cho gian bếp nhà mình nhé!
Kinh nghiệm làm tủ bếp: Kinh nghiệm lựa chọn chất liệu làm tủ bếp
Việc lựa chọn được chất liệu làm tủ bếp bền – đẹp phù hợp với sở thích cũng như ngân sách của gia chủ chính là bước đầu tiên quan trọng. Vì vậy dưới đây Mạnh Hệ xin đưa ra một vài bí quyết cho bạn đưa ra sự lựa chọn đúng đắn nhất nhé!
Nguyên tắc chọn làm vật liệu tủ bếp
- Vẻ đẹp hiện đại và giá trị thẩm mỹ cao
- Vật liệu làm tủ bếp phải có độ cứng bền bỉ và chắc chắn theo thời gian
- Có khả năng chống chịu lửa nhiệt tốt
- Có khả năng chống ẩm, chống nước tốt
- Không bị cong vênh, mối mọt sau 1 thời gian sử dụng

Những loại chất liệu làm tủ bếp phổ biến
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại vật liệu dùng làm tủ bếp như gỗ, nhôm kính, inox, nhựa,… Tuy nhiên để có thể đáp ứng được các nguyên tắc lựa chọn phía trên thì chỉ có tủ bếp làm từ gỗ, bao gồm: gỗ công nghiệp, gỗ tự nhiên.
- Tủ bếp gỗ công nghiệp có nhiều ưu điểm nổi trội như: có khả năng chịu nhiệt, chịu lực tốt, chống trầy xước, ẩm mốc, không bị mối mọt và cong vênh trong thời gian dài sử dụng. Đặc biệt là có giá thành phải chăng hơn so với tủ bếp gỗ tự nhiên và đa dạng mẫu mã như tủ bếp Melamine, tủ bếp Acrylic, tủ bếp Laminate…
- Tủ bếp gỗ tự nhiên thường được sử dụng trong phong cách tân cổ điển hoặc cổ điển bởi liên kết dẻo trong cấu tạo gỗ. Ngoài ra tủ bếp gỗ tự nhiên còn có tuổi thọ khá cao. Với đa dạng các loại gỗ như: Tủ bếp gỗ xoan đào, Tủ bếp gỗ Sồi, tủ bếp gỗ óc chó…

Kinh nghiệm làm tủ bếp: Kinh nghiệm lựa chọn kiểu dáng tủ bếp cho phù hợp
Sau khi đưa ra sự lựa chọn chất liệu cho tủ bếp, bạn nên lựa chọn một kiểu dáng thiết kế tủ bếp cho phù hợp với nhu cầu và không gian. Hiện nay, có khá nhiều loại hình dáng tủ bếp khác nhau như chữ L, chữ I, Chữ U, chữ G, kết hợp đảo bếp hoặc quầy bar.

Với những căn bếp có diện tích rộng rãi thì việc lựa chọn kiểu dáng tủ bếp sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên với những mẫu bếp nhỏ, chật chội thì việc lựa chọn tủ bếp kiểu dáng như thế nào khá quan trọng bạn cần nghiên cứu kỹ càng. Thông thường các mẫu Tủ bếp chữ I, Tủ bếp chữ L được ưa chuộng nhất bởi vì nó sẽ tận dụng không gian bếp 1 cách triệt để

Xu hướng thiết kế tủ bếp hiện nay là dùng các loại tủ bếp âm tường hay tủ bếp cao kịch trần sẽ giúp cho không gian bếp trông rộng rãi và sang trọng hơn nhiều. Ngoài ra, bạn có thể thiết kế bàn đảo bếp kết hợp bàn ăn vừa để tiết kiệm không gian vừa giúp người nội trợ thuận tiện hơn trong quá trình nấu nướng.
Kinh nghiệm làm tủ bếp: Kinh nghiệm thiết kế kích thước tủ bếp
Để sở hữu một chiếc tủ bếp đẹp và thuận tiện cho người nội trợ, ngoài việc lựa chọn được kiểu dáng tủ bếp cho phù hợp đòi hỏi cần có sự cân đối giữa kích thước tủ bếp trên – tủ bếp dưới và hài hòa với tổng thể không gian căn bếp. Bạn có thể tham khảo thông số sau:
- Tủ bếp dưới: Độ cao từ 80cm đến 90cm, Chiều sâu từ 45cm – 50cm
- Tủ bếp trên: Độ sâu tủ trung bình từ 30cm đến 35cm, Chiều cao đa dạng, dao động từ 35cm đến 90cm, tiêu chuẩn là 70cm
- Khoảng cách giữa tủ bếp trên và tủ bếp dưới là 40cm – 60cm, nhưng kích thước tối đa chỉ nên là 70 cm
- Tổng chiều cao tiêu chuẩn của toàn bộ tủ bếp sẽ từ 2,4m – 2,5m, tầm với mở cửa tủ trên tối đa từ 1,8m – 1,9m

Phía trên chỉ là số đo kích thuớc tủ bếp tiêu chuẩn theo chiều cao của người Việt Nam. Theo kinh nghiệm làm tủ bếp của Mạnh Hệ thì bạn nên cân nhắc điều chỉnh theo chiều cao của người nội trợ chính cũng như theo phong thủy.
Kinh nghiệm làm tủ bếp: Kinh nghiệm phân chia các khu vực chức năng
Tiếp theo đến công việc quan trọng không kém trong việc làm tủ bếp đó là phân chia các khu vực chức năng cho khoa học và tiện nghi nhằm tận dụng tối đa không gian mà vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ và công năng. Trong đó có 3 khu vực được gọi là “tam giác bếp” đóng vai trò chủ chốt của chiếc tủ bếp: khu vực lưu trữ – khu vực rửa – khu vực nấu nướng.

Cụ thể, tủ bếp sẽ được chia làm các khu vực chính như sau:
- Khu vực lưu trữ thực phẩm: Thực phẩm trong bếp được chia thành hai loại: thực phẩm khô bảo quản trong tủ bếp và thực phẩm lạnh bảo quản trong tủ lạnh.
- Khu vực rửa: gồm có bồn rửa chén, kệ xoong nồi, vòi rửa, thùng rác, máy rửa chén… đều được bố trí chính giữa tủ bếp thuận tiện cho các thao tác nấu nướng.
- Khu vực nấu nướng: Là nơi chế biến thực phẩm, bao gồm bếp gas, bếp từ, lò vi sóng, lò nướng …
Kinh nghiệm làm tủ bếp: Kinh nghiệm lựa chọn phụ kiện tủ bếp
Phụ kiện tủ bếp là công cụ hỗ trợ đắc lực của tủ bếp giúp cho không gian phòng bếp lúc nào cũng luôn gọn gàng, sạch sẽ và ngăn nắp. Mỗi phụ kiện tủ bếp sẽ có những thiết kế và công năng khác nhau để phù hợp với kiểu dáng, nhu cầu sử dụng.

Một chiếc tủ bếp hiện đại phải sở hữu những loại phụ kiện thông minh sau:
- Phụ kiện tủ bếp trên: bao gồm giá nâng hạ tủ bếp trên, giá lưu trữ để đồ cố định… có thể hạ thấp xuống để tiện cho việc quan sát và lựa chọn đồ mình cần
- Phụ kiện tủ bếp dưới: gồm nhiều loại kệ tủ đa năng: kệ gia vị, giá xoong nồi, giá đựng bột giặt, giá để đồ… giúp bạn sắp xếp đồ đạc gọn gàng và hiệu quả. Tận dụng tối đa không gian của tủ.
Hotline: 0902 022 083